Dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp Covid-19 do vi-rút corona chủng mới (SARS-CoV-2) đến nay đã lây lan đến 206 quốc gia và vùng lãnh thổ, tương đương khoảng 72% thế giới. Hiện đã có 1,87 triệu người nhiễm bệnh, với hơn 116.000 người tử vong (6,2%) và hơn 435.000 người phục hồi (23,3%) – Worldometer cập nhật số liệu đến 9h30 sáng ngày 13/4/2020.
Trong khi đó, những thách thức do Covid-19 gây ra đang đổ dồn về các nước châu Âu. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) gọi châu Âu là “tâm dịch mới” của đợt bùng phát dịch bệnh. Có đến 6/10 ổ dịch lớn nhất thế giới đang nằm ở châu Âu với xấp xỉ từ hàng chục ngàn đến hàng trăm ngàn ca nhiễm bệnh tại Ý, Tây Ban Nha, Đức, Pháp, Thổ Nhĩ Kỳ và Bỉ.
Cơ quan bảo vệ công dân Ý thông báo số ca tử vong đã lên 19.899 trường hợp. Chính phủ Ý đã phong tỏa toàn bộ đất nước 60 triệu dân, dự kiến đến cuối tháng 4 và ngày càng thắt chặt các quy định hạn chế đi lại.
Đáng chú ý, các điểm dịch lớn khác tại châu Âu trong mấy ngày qua ghi nhận số ca nhiễm bệnh mới tăng cao đáng kể như Tây Ban Nha có thêm 2.665 ca nhiễm, Bỉ có thêm 942 ca…
Dịch bệnh diễn biến phức tạp khiến Chính phủ các nước phải đề ra các biện pháp đối phó chưa từng có tiền lệ, đặc biệt là các nước châu Âu, như đóng cửa trường học, đóng cửa các cửa hàng và dịch vụ kinh doanh lẫn giải trí có thể dẫn đến tụ tập đông người trừ các dịch vụ thiết yếu như nhà thuốc và cửa hàng thực phẩm…
Ưu tiên hàng đầu của liên minh châu Âu (EU) là bảo vệ sức khỏe của công dân. EU và các quốc gia thành viên đang hợp tác để củng cố các hệ thống chăm sóc sức khỏe quốc gia và ngăn chặn sự lây lan của virus. Đồng thời hành động để giảm thiểu tác động kinh tế xã hội của COVID-19.
Trên khắp châu Âu, các doanh nghiệp đang đồng loạt gặp khó khăn. Giao thông vận tải, du lịch, phục vụ và bán lẻ là một trong những ngành đầu tiên mất thị phần kinh doanh trên diện rộng. Hàng chục triệu công nhân bị ảnh hưởng. Nhiều công ty buộc phải sa thải nhân viên hoặc cắt giảm giờ làm việc, điều này làm giảm thu nhập của người lao động. Cũng như rất nhiều doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản hoặc cố gắng duy trì sự sống còn của doanh nghiệp từng ngày. Ủy ban châu Âu (European Commission – EC) đã hành động nhanh chóng để làm giảm các nguy cơ phá sản, thất nghiệp… bằng việc sử dụng nguồn quỹ chung của EU (cung cấp 37 tỷ euro để ứng phó với khủng hoảng vào hệ thống chăm sóc sức khỏe; doanh nghiệp vừa và nhỏ, công nhân và các bộ phận chịu ảnh hưởng trực tiếp trong nền kinh tế được hỗ trợ bởi 28 tỷ euro khác trong các quỹ của EU):
- Ưu tiên của quỹ hoạt động là đảm bảo các hệ thống y tế của châu Âu có tất cả các tài nguyên họ cần, về vật liệu và tiền bạc, các công ty bị ảnh hưởng có đủ các khoản thanh toán để duy trì hoạt động, người lao động và người tự làm chủ được bảo vệ công việc và thu nhập của họ. Đồng thời tài trợ cho nghiên cứu để phát triển vắc-xin.
- Nới lỏng các quy tắc tài chính của mình để cung cấp cho các quốc gia thành viên sự linh hoạt tối đa trong việc thanh toán các khoản vay. Hàng tỷ euro đã được cung cấp cho các nỗ lực ứng phó giải quyết lương và để duy trì kéo dài thanh toán khoản vay trong lĩnh vực ngân hàng. Điều này có thể đến dưới hình thức tài trợ trực tiếp, các khoản tạm ứng có thể hoàn trả hoặc lợi thế về thuế, bảo lãnh nhà nước cho các khoản vay mà các công ty lấy từ ngân hàng, trợ cấp cho vay của nhà nước cho các công ty.
- Ủy ban châu Âu cũng đang sử dụng sự linh hoạt hoàn toàn của các quy tắc tài chính cùng với hiệp định ổn định và tăng trưởng của EU để hỗ trợ các chính phủ quốc gia hành động quyết đoán, giải quyết các tác động kinh tế xã hội. Các nhà chức trách quốc gia có thể tự do làm tất cả những gì có thể để hỗ trợ các hệ thống y tế, doanh nghiệp và công nhân của họ: cấp quốc gia, các biện pháp hỗ trợ tài chính hiện chiếm khoảng 2,2% GDP của EU-27. Hỗ trợ thanh toán tổng cộng 13,7% GDP của EU-27.
Với sự giúp đỡ của bảo lãnh ngân sách EU, Quỹ đầu tư châu Âu sẽ có thể khuyến khích các ngân hàng cung cấp các khoản thanh toán. Điều đó sẽ cung cấp khoảng 8 tỷ euro tài chính cho ít nhất 100.000 doanh nghiệp nhỏ và vừa. Ngân hàng đầu tư châu Âu sẽ giải phóng thêm 20 tỷ euro cho vay vốn lưu động cho các doanh nghiệp nhỏ.
Ngân hàng Trung ương châu Âu cũng đã có hành động quan trọng với thông báo về Chương trình mua hàng khẩn cấp đại dịch cụ thể là chương trình mua tài sản tạm thời trị giá 750 tỷ euro, sẽ giúp đảm bảo tất cả các quốc gia thành viên có thể hưởng lợi từ các điều kiện tài chính hỗ trợ, cho phép họ giải quyết các khó khăn kinh tế trong giai đoạn này.
Tổng cộng, tài trợ cấp EU có tổng trị giá hàng trăm tỷ euro – và Ủy ban châu Âu đang nỗ lực để tăng thêm trong thời gian tới nếu tình hình kinh tế chưa thực sự đi vào ổn định.