Quy tắc phân bổ Visa EB-5 và biện pháp giải quyết lượng hồ sơ EB-5 tồn đọng

Các trung tâm vùng và chuyên gia EB-5 hiện đã nhận thức rõ về sự tồn đọng rất lớn các hồ sơ EB-5 từ Trung Quốc. Việt Nam cũng đang chiếm một lượng hồ sơ tồn đáng kể, tiếp đến là Ấn Độ với số hồ sơ chưa được xét duyệt có dấu hiệu ngày một tăng lên, và trong tương lai, một vài quốc gia khác cũng sẽ chịu tình trạng tồn đọng tương tự, dù số lượng có thể ít hơn.

Cùng lúc đó, dự luật H.R.1044 về xóa bỏ hạn ngạch visa đầu tư định cư Mỹ cho các quốc gia, hay đề xuất về các quy định mới của USCIS có thể sẽ thay đổi mọi thứ. Bài viết này sẽ giải thích về số visa EB-5 được phân bổ cho các quốc gia như thế nào, tại sao lại có sự tồn đọng hồ sơ lớn đối với Trung Quốc và một số nước khác, và những hồ sơ còn tồn này sẽ có chuyển biến thế nào nếu quốc hội và chính phủ Mỹ đạt được những bước tiến mới với những đề xuất đang chờ xét duyệt.

Quy tắc phân bổ Visa EB-5 và biện pháp giải quyết lượng hồ sơ EB-5 tồn đọng

Hạn ngạch hàng năm cho EB-5 là khoảng 10.000 visa

Visa EB-5 được Quốc hội Mỹ tạo ra vào năm 1990 và chỉ duy nhất Quốc hội có thẩm quyền đặt hạn ngạch cho tất cả các loại visa, bao gồm visa đầu tư định cư Mỹ EB-5. Mặc dù giới đầu tư thường đề cập đến con số 10.000 khi nói về số visa EB-5 hàng năm nhưng hạn ngạch của EB-5 thực tế lại là 9.940 visa/năm, và có thể tăng giảm tùy thuộc vào sự điều chỉnh trong các mục của Đạo luật về nhập cư và quốc tịch (INA). Con số xấp xỉ 10.000 nói trên sẽ bao gồm cả nhà đầu tư lẫn người thân đi cùng với họ (vợ/chồng và con cái dưới 21 tuổi, chưa kết hôn), điều này có nghĩa rằng hạn ngạch hàng năm thực chất chỉ đủ cho vài ngàn nhà đầu tư mà thôi.

Chính phủ Hoa Kỳ phân bổ số lượng visa EB-5 như thế nào

Đạo luật về nhập cư và quốc tịch (INA) đã chỉ rõ, những nền tảng luật lệ kiểm soát việc phân bổ visa EB-5 gồm:

  • Nguyên tắc chung: Nộp trước/Duyệt trước (FIFO). Theo điều 202(a)(1)(A) của INA, ngoài việc đặt hạn mức 7% cho mỗi quốc gia, việc phân bổ visa đầu tư định cư Mỹ sẽ không có bất kỳ sự phân biệt đối xử nào dựa trên chủng tộc, quốc tịch, nơi sinh của người nộp hồ sơ. Điều này có nghĩa là nguyên tắc chung về việc phân bổ số visa EB-5 sẽ là FIFO, đồng nhất trên toàn thế giới.
  • Ngoại lệ: hạn mức 7% cho mỗi quốc gia. Theo điều 202(a)(2) của INA, số visa mà các công dân đơn tịch (nắm giữ một quốc tịch) xin theo diện đoàn tụ gia đình hoặc diện tài trợ việc làm (EB), gồm cả EB-5 sẽ không thể vượt quá 7% trong bất kỳ năm nào. Theo INA, khi nộp hồ sơ xin visa, đương đơn sẽ phải chiếu theo hạn mức của quốc gia nơi mình sinh ra, không phải nơi mình đang giữ quốc tịch.
  • Bỏ qua hạn mức 7% mỗi quốc gia:

Theo điều 202(a)(3) của INA, hạn mức 7% cho mỗi quốc gia có thể được bỏ qua nếu như ở một vài quốc gia, 7% không bao giờ được sử dụng hết.

Dựa theo những nền tảng luật lệ kể trên, visa EB-5 được INA phân bổ theo 4 bước như sau:

  1. Bắt đầu với nguyên tắc toàn cầu FIFO, xét từ hồ sơ với ngày ưu tiên cũ nhất (ngày nộp I-526), bất kể hồ sơ đó của quốc gia nào. Sau đó các hồ sơ kế tiếp sẽ tiếp tục được xét duyệt đến khi ít nhất một quốc gia (ví dụ Trung Quốc) chạm trần 7% của mình (tương đương khoảng 700 visa).
  2. Tạm thời dừng tiếp nhận hồ sơ của các nhà đầu tư đến từ những quốc gia đã dùng hết 7% của mình, trong khi đó vẫn cho phép nhà đầu tư của những quốc gia khác tiếp tục nộp hồ sơ. Lần lượt như vậy, mỗi khi một quốc gia chạm trần hạn mức của mình, các hồ sơ từ quốc gia đó sẽ thể nộp được nữa, những quốc gia còn hạn mức vẫn tiếp tục được nộp như bình thường.
  3. Khi đã chốt được tổng số visa EB-5 của tất cả các quốc gia trong năm, số visa EB-5 còn thừa sẽ được xác định (do một số nước không dùng hết hạn mức). Số visa thừa này sẽ được được phân bổ tiếp tục theo nguyên tắc FIFO, cho đến khi toàn bộ 10.000 (thực ra là 9.940) visa EB-5 được cấp hết. Những nhà đầu tư Trung Quốc, do đã chờ rất lâu trước đó, hầu như sẽ được nhận toàn bộ những suất visa thừa này, lên tới vài ngàn suất, trong khi theo nguyên tắc về hạn mức, mỗi quốc gia chỉ được nhận tối đa 700 suất.
  4. Dừng cấp visa EB-5 khi hạn ngạch 10.000 suất của năm đã được phân bổ hết, những nhà đầu tư chưa được xét hồ sơ sẽ tiếp tục đứng trong danh sách chờ FIFO cho năm tài chính tiếp theo. 

Thời gian chờ thực tế và thời gian chờ được dự đoán trong tương lai của những hồ sơ EB-5 còn tồn đọng

Bảng dưới đây tóm tắt về thời gian chờ được dự đoán ở thời điểm hiện tại, theo Charles Oppenheim, Trưởng bộ phận Kiểm tra và Báo cáo, thuộc Bộ ngoại giao Hoa Kỳ, người đã cung cấp những số liệu này tới công chúng tại diễn đàn 2018 AILA & IIUSA về đầu tư định cư Mỹ, diễn ra tại Chicago, ngày 30/10/2018.

Những quốc gia được xét duyệt visa đầu tư định cư Mỹ Tổng số visa ước tính cần cho tất cả đương đơn và người đi kèm đã nộp đơn I-526 Tổng số visa ước tính cần cho tất cả đương đơn và người đi kèm, được quy đổi ra % cho từng quốc gia Thời gian chờ ước tính mà một nhà đầu tư mới phải đợi để lấy được thẻ xanh có điều kiện
Trung Quốc Đại Lục 52.828 76,5% 14 năm
Việt Nam 5.008 7,3% 7,2 năm
Ấn Độ 4.014 5,8% 5,7 năm
Hàn Quốc 1.513 2,2% 2,2 năm
Đài Loan 1.162 1,7% 1,7 năm
Brazil 1.010 1,5% 1,5 năm
Các quốc gia khác 3.525 5,1% Chưa rõ
Tổng 69.060 100% Chưa rõ

Cột thứ ba được tính toán bởi những người viết bài viết này, cột cuối cùng cung cấp những dự đoán của ông Oppenheim, nhằm trả lời cho câu hỏi:

“Nếu một nhà đầu tư của quốc gia X, đầu tư EB-5 vào ngày 30/10/2018, nhà đầu tư đó sẽ phải đợi bao lâu đến khi được cấp thẻ xanh có điều kiện?”

Nguồn: IIUSA

phone-icon
facebook-icon
zalo-icon