Những thay đổi đối với Luật nhập cư năm 2017 có hiệu lực vào tháng 10 năm 2018 đã giúp Bồ Đào Nha trở thành một lựa chọn hấp dẫn cho người nhập cư. Theo báo cáo về nhập cư tại Bồ Đào Nha, số người chọn sống ở Bồ Đào Nha tiếp tục tăng, với gần 83.000 giấy phép cư trú mới được cấp từ quý 3 năm 2019 đến đến quý 2 năm 2020. Bộ Nội vụ (MAI) báo cáo rằng đến giữa tháng 6, 82.928 giấy phép cư trú mới đã được cấp, 23.861 giấy phép trong số đó dành cho đoàn tụ gia đình, cùng với 59.102 giấy phép cư trú được gia hạn. Những con số này cao hơn nhiều so với những con số được ghi nhận trong cùng kỳ năm 2018: thêm 42% số giấy phép cư trú mới (58.562), với mức tăng 36% về số lượng giấy phép đoàn tụ gia đình (17.598) và thêm 8% số lần gia hạn (54.530). Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (Economic Cooperation and Development – OECD), trong báo cáo thường niên về di cư, được công bố vào tuần trước và trích dẫn trong tuyên bố, cũng cho biết rằng “Bồ Đào Nha là quốc gia thứ hai có tốc độ nhập cư tăng nhanh nhất”. Theo báo cáo của OECD cho năm 2019, Bồ Đào Nha đã tiếp nhận khoảng hơn 50.000 người nhập cư dài hạn hoặc vĩnh viễn mới trong năm, nhiều hơn 32,6% so với năm 2018.
Trong số 15 quốc gia di cư hàng đầu đến Bồ Đào Nha, Brazil đứng đầu với mức tăng mạnh nhất (4.500) và Trung Quốc giảm nhiều nhất (-200) trong thống kê nhập cư đến Bồ Đào Nha so với năm trước.
Vào năm 2018, số người xin tị nạn đầu tiên đã tăng 22,2%, đạt khoảng 1.200 người. Phần lớn các ứng viên đến từ Angola (200), Ukraine (100) và Cộng hòa Dân chủ Congo (100).
Những thay đổi được thực hiện đối với Luật nhập cư Bồ Đào Nha có thể giải thích cho những thay đổi về mức nhập cư vào Bồ Đào Nha. Các sửa đổi của luật đã thay đổi các quy định của EU về điều kiện nhập cảnh và cư trú của công dân nước thứ ba đối với đầu tư, công việc thời vụ, chuyển giao nội bộ công ty và cho các mục đích nghiên cứu, giáo dục, đào tạo, tình nguyện và hôn nhân.
Báo cáo của OECD cũng nêu bật một thay đổi quan trọng khác đối với luật nhập cư liên quan đến quy trình chính thức thực hiện đối với những người di cư không có giấy tờ. Luật này quy định rằng những người di cư đang làm việc và đã đóng góp an sinh xã hội trong ít nhất một năm có thể nộp đơn xin được ở lại cư trú vì lý do nhân đạo ngay cả khi họ không thể xuất trình bằng chứng về việc nhập cảnh hợp pháp vào đất nước, vốn là yêu cầu trước đây.
Việc thực hiện các sửa đổi pháp lý này đã dẫn đến việc đơn giản hóa thủ tục xin và gia hạn thị thực và giấy phép cư trú, đặc biệt là đối với những người nhập cư có tay nghề cao, doanh nhân, nhà nghiên cứu và sinh viên quốc tế. Các chương trình khác như luật quốc tịch ở Bồ Đào Nha hiện đã được sửa đổi để mở rộng quyền tiếp cận quyền công dân cho trẻ em sinh ra ở Bồ Đào Nha cho cha mẹ không phải là người Bồ Đào Nha và cho người nước ngoài sống ở Bồ Đào Nha, đặc biệt giấy phép “Golden Visa” cũng đã giúp thu hút hàng ngàn nhà đầu tư nước ngoài với tỉ lệ cao hơn nhiều so với các chương trình nhập cư khác. Trong khi đó, Bồ Đào Nha cũng đang nỗ lực thu hút những người nhập cư Bồ Đào Nha đang làm việc ở nước ngoài trở về nước bằng chính sách ưu đãi đặc biệt như cho phép những người nhập cư đã sống ở nước ngoài ít nhất ba năm và trở lại Bồ Đào Nha từ tháng 1 năm 2019 đến tháng 12 năm 2020 được hưởng lợi từ việc cắt giảm 50% thuế thu nhập cho đến năm 2023.
Bộ Nội vụ cũng cho biết rằng các dịch vụ người nước ngoài và biên giới (Foreigners and Borders Service – SEF) cũng đã được khắc phục từ cuối năm 2019 do sự gia tăng đáng kể số lượng đặt lịch hẹn trực tuyến từ các ứng viên nước ngoài, đặc biệt là đối với việc gia hạn giấy phép cư trú, đoàn tụ gia đình và cấp giấy phép cư trú. Việc khắc phục này được Bộ Nội Vụ giải quyết mở thêm khoảng 11.000 vị trí tuyển dụng nhân viên vào cuối năm 2019 và hơn 116.000 vị trí tuyển dụng cho quý 1 năm 2020. Các cải tiến tại SEF đã được tạo ra để giảm thời gian xử lý lịch hẹn, qua đó, cũng khẳng định rằng SEF đã triển khai một phương pháp sắp xếp lịch hẹn mới an toàn hơn, nhanh chóng hơn. Tuy nhiên do còn ảnh hưởng tình hình từ đại dịch nên việc gia hạn một số giấy phép vẫn bị chậm trễ vì lượng hồ sơ trước còn tồn đọng khá nhiều. Cũng theo dữ liệu sơ bộ, các nước hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) đã tiếp nhận khoảng 6,7 triệu người di cư lâu dài mới vào năm 2019, tăng 4,3% so với năm 2018.