Hiện nay, các nhà đầu tư quốc tế đang rất quan tâm đến việc đầu tư Thị thực Vàng (Golden Visa) của Hy Lạp. Mặc dù các chuyên gia quốc tế đã xếp hạng một số vùng lãnh thổ của Hy Lạp là nơi có chi phí đắt đỏ nhất, tuy nhiên Hy Lạp vẫn được đánh giá là “điểm đến được lựa chọn cho những nhà đầu tư nước ngoài”.
Hiện tại, Athens – thủ đô của Hy Lạp, cùng với các thành phố lớn khác như Kefalonia, Lefkada và Cyclades có giá bất động sản cao nhất. Nhà đầu tư quốc tế được đảm bảo cư trú chỉ trong vòng hai tháng với khoản đầu tư ít nhất 252.328€. Kèm theo đó, họ được quyền đi lại mà không cần xin thị thực qua 26 quốc gia thuộc khu vực Schengen.
Giá bất động sản của Hy Lạp đã tăng khoảng 2,7% vào năm ngoái, từ 127.596€ lên 131.040€ cho một bất động sản trung bình. Nhà đầu tư có thể cân nhắc đến đầu tư bất động sản thương mại vào Kilkis với mức tăng 20% trong năm ngoái.
Ở các khu vực sau đây, tốc độ tăng trưởng hàng năm ở mức hai con số:
- Karditsa (17.4 %)
- Preveza (13.6 %)
- Drama (13 %)
- Kozani (12.2 %)
Ở Cyclades, giá bất động sản trung bình hiện tại là 222.348€ với mức tăng 5,9% vào năm ngoái, biến nơi đây trở thành một trong những điểm đầu tư được ưa thích nhất. Mức tăng 8,7% hàng năm cũng đã được ghi nhận ở Lefkada, với giá bất động sản trung bình là 164,976 €. Mặc dù giá ở Kefalonia giảm khoảng 1,4% hàng năm, khu vực này vẫn có giá nhà trung bình cao thứ ba (162.036 €), cùng với Athens (157.416 €) và quần đảo Argosaronikos (147.168 €) lọt vào top 5 địa điểm có giá bất động sản đắt đỏ nhất ở Hy Lạp.
Giám đốc điều hành của Astons, Arthur Sarkisian đã chỉ ra “Rõ ràng có thể thấy lý do tại sao Hy Lạp trở thành khu vực mong muốn của các nhà đầu tư từ vương quốc Anh trên nhiều lĩnh vực. Không chỉ nhịp sống và khí hậu thuận lợi hơn, mà ngay cả những vùng cao giá nhất của thị trường bất động sản Hy Lạp cũng có giá trị vô cùng tốt khi so sánh với London”. Ông cũng nhấn mạnh rằng không chỉ do chi phí đầu tư thấp hơn, mà Hy Lạp có sự gia tăng ổn định về giá trị bất động sản hầu như trên diện rộng.
Theo khảo sát, ngoài Hy Lạp, nhà đầu tư nước ngoài cũng rất quan tâm đến việc đầu tư vào các đất nước sau:
- Antigua và Barbuda: 11%
- Tây Ban Nha: 11%
- Ireland: 8%
- Ý: 6%
- Jersey: 6%
- Malta: 6%
- Monaco: 6%
- Bồ Đào Nha: 6%
- Saint Lucia: 6%
- Thụy Sĩ: 6%
- Dominica: 3%
- Montenegro: 3%
- Saint Kitts & Nevis: 3%
- Vanuatu: 3%
Thị trường bất động sản Hy Lạp lại nổi bật
Từ năm 2008 đến năm 2017, giá nhà ở đã giảm khoảng 42%. Dựa trên một số ước tính, có tổng cộng 280.000 người Hy Lạp bị từ chối thừa kế tài sản từ năm 2017 đến năm 2018, do không thể trả các khoản thuế gắn liền với ngôi nhà.
Phó thống đốc Ngân hàng Trung ương Hy Lạp (BoG), Theodoros Mitrakos, trước đó đã nhấn mạnh rằng “giá căn hộ tăng với tốc độ nhanh trong các quý riêng lẻ, ghi nhận tỷ lệ trung bình hàng năm là 1,8%”.
Mitrakos nhấn mạnh rằng xu hướng tăng tiếp tục trong năm 2019 và các năm sau đó, trong đó năm 2019 dữ liệu tạm thời chỉ ra rằng giá căn hộ danh nghĩa đã tăng 7,2% so với số liệu năm 2018.
“Sự khởi sắc của lĩnh vực bất động sản cũng được phản ánh qua số lượng và khối lượng giấy phép xây dựng, với tốc độ tăng trưởng lần lượt là 59,3% và 43,2% đăng ký ở Athens và Thessaloniki trong 10 tháng đầu năm 2019, so với cùng kỳ năm 2018.”
Chương trình Thị thực Vàng của Hy Lạp tiếp tục thu hút các nhà đầu tư quốc tế
Một trong những chương trình thu hút lượng lớn các nhà đầu tư quốc tế nhất là chương trình Thị thực Vàng (Golden Visa) của Hy Lạp. Tuy nhiên, vào năm ngoái, do tình hình đại dịch virus corona, Bộ Chính sách Di cư của Hy Lạp đã báo cáo rằng nước này chỉ cấp 368 thị thực kể từ đầu đại dịch.
Mặc dù chương trình Thị thực Vàng (Golden Visa) liên tục bị chỉ trích là cánh cửa mở cho các hoạt động tội phạm và rửa tiền ở Liên minh châu Âu nhưng đến nay chương trình này vẫn đang dẫn đầu thu hút các nhà đầu tư trên khắp thế giới. Chính phủ Hy Lạp cũng đang ra sức đẩy nhanh các thủ tục và nới lỏng các biệm pháp hạn chế đi lại để tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các nhà đầu tư.