Có rất nhiều trường hợp bị từ chối hoặc hủy thị thực Úc vì nhiều nguyên nhân khác nhau, WESTLIFE IMMIGRATION xin liệt kê một vài nguyên nhân chủ yếu khiến khách hàng bị từ chối thị thực Úc:
1. Lời khai không chính xác, sai lệch so với thực tế
Trong quá trình khai hồ sơ xin bất kỳ thị thực nào của Úc, đương đơn cần phải nêu rõ mục đích đi là để làm gì, có ràng buộc quay về nước hay không (thị thực du lịch), hoăc có đóng góp trong việc xây dựng và phát triển mang lại lợi ích cho nước Úc hay không (thị thực lao động hay đầu tư). Chứng minh tất cả các thế mạnh đương đơn đang có, trên thực tế đương đơn đã và đang làm được những gì, dựa trên giấy tờ, văn bản, sổ sách ghi chép có giá trị pháp lý mà đương đơn đang sở hữu. Điều này ràng buộc đương đơn phải có những lý do cụ thể như: có gia đình ở quê hương, có công việc hoặc công ty cần phải tiếp tục điều hành, quản lý…
Lưu ý: trong trường hợp thị thực bị từ chối có điều khoản 4020, đương đơn sẽ không được xin bất kì loại thị thực Úc nào trong vòng 3 năm.
2. Đương đơn không khai trong hồ sơ về những trường hợp mà họ từng bị từ chối thị thực trước đây
Phải đảm bảo rằng lời khai hợp lý, đồng nhất với thông tin thực tế. Trước đây nếu từng bị từ chối thị thực Úc vào thời điểm nào và lý do gì, đương đơn cần phải khai rõ. Bộ Nội Vụ Úc luôn lưu giữ lại thông tin tên tuổi của người đã từng nộp xin thị thực và có thể kiểm tra bất cứ lúc nào.
3. Vấn đề tài chính:
Đây cũng là lý do phổ biến mà hồ sơ xin thị thực Úc bị từ chối. Nếu trong giấy xác nhận của ngân hàng có kê khai một khoản tiền lớn mới được gửi vào, Bộ Nội Vụ thông thường sẽ đặt nghi vấn và có quyền từ chối hồ sơ. Số tiền tiết kiệm phải do tích lũy lâu năm, hoặc trong trường hợp đương đơn không đủ khả năng tài chính thì có thể nhờ sự hỗ trợ từ người thân trong gia đình (ba mẹ, con cái,…) và phải khai rõ trong hồ sơ là có người thân hỗ trợ tài chính.
Một số trường hợp phổ biến bị từ chối, hủy thị thực thường gặp:
a. Thị thực đầu tư bị từ chối:
Việc chứng minh báo cáo tài chính thuế không đạt doanh thu so với yêu cầu, hay mức lợi nhuận thấp, chênh lệch so với doanh thu cả năm…..
b. Thị thực lao động tay nghề bị từ chối, bao gồm thị thực 491, 189, 190:
- Không có thẩm định tay nghề (Skill Assessment). Nếu nộp thẩm định tay nghề sau ngày nộp hồ sơ, chắc chắn hồ sơ sẽ bị từ chối.
- Không có chứng chỉ tiếng Anh IELTS tối thiểu 6.0 (tất cả các kỹ năng), hoặc chứng chỉ PTE tương đương.
- Không có “Employment Reference”, bao gồm giấy chứng nhận làm việc tại các công ty mà đương đơn đã từng làm việc qua. Trong đó, những lời khai cụ thể về nội dung công việc, vị trí, vai trò, trách nhiệm của đương đơn trong công ty phải được nêu chính xác và liên quan đến công việc mà đương đơn sẽ xin trong thị thực.
c. Thị thực tốt nghiệp 485 Úc bị từ chối:
- Không xin giấy lý lịch tư pháp (Australian Federal Police Check) trước khi nộp hồ sơ.
- Không gia hạn hoặc mua bảo hiểm mới trước khi nộp hồ sơ.
- Phải học tại Úc ít nhất 2 năm.
- Xin thẩm định tay nghề đối với thị thực du học đã được cấp trước ngày 5 tháng 11 năm 2011. Những thị thực du học được cấp sau ngày này thì không cần phải xin thẩm định tay nghề, nhưng phải từ bậc Đại học trở lên.
d. Thị thực theo diện vợ chồng, hôn thê Úc bị từ chối:
- Thiếu chứng cứ về mối quan hệ vợ chồng hoặc hôn thê.
- Khai hồ sơ không chính xác, hoặc thông tin giả mạo.
- Đương đơn phải cung cấp càng nhiều chứng cứ càng tốt về việc đương đơn và người phối ngẫu sống cùng nhà, cùng chia sẻ các vấn đề tài chính, công việc nhà…
e. Thị thực chủ lao động bảo lãnh bị từ chối, bao gồm 457, 186, 187:
- Không chứng minh được vị trí đương đơn xin là cần thiết cho công ty.
- Không giải thích được tại sao vị trí đó cần thiết và phù hợp với hoạt động của công ty.
f. Thị thực du học Úc bị từ chối:
- Đương đơn không có kế hoạch du học rõ ràng.
- Trước khi nộp hồ sơ, đương đơn đã học nhảy trường liên tục, chuyển ngành nhiều lần và vẫn không có kế hoạch cụ thể gì cho việc học của mình, thì khi nộp hồ sơ, khả năng cao sẽ bị từ chối.
- Thậm chí là khi đương đơn đã xin được thị thực du học tại Úc, nhưng lại chuyển trường liên tục và chuyển sang bậc học khác, thì khi đương đơn nộp đơn xin thị thực khác, Bộ Nội Vụ có quyền từ chối hồ sơ.
g. Thị thực bảo lãnh cha mẹ hoặc người phụ thuộc trên 18 tuổi bị từ chối:
- Lý do sức khỏe, lý lịch tư pháp không đạt yêu cầu.
- Không chứng minh được sự phụ thuộc vào người bảo lãnh là thật sự. Người phụ thuộc phải đi học toàn thời gian, phụ thuộc vào người bảo lãnh về mặt tài chính, ăn, mặc, ở….
- Cha mẹ hoặc người phụ thuộc mắc những căn bệnh thuộc vào danh sách Bộ Nội Vụ không đồng ý cấp thị thực.
- Đến thời điểm duyệt hồ sơ, người phụ thuộc vượt quá đô tuổi giới hạn được quy định.
Việc xin thị thực Úc ngày càng khó khăn bởi Bộ Nội Vụ Úc siết chặt hơn việc xét duyệt hồ sơ. Đối với những trường hợp bị từ chối hoặc hủy thị thực thì kháng cáo chính là cơ hội duy nhất cho bạn được cấp lại thị thực. Tất cả trường hợp khiếu nại phải diễn ra trong khoảng thời gian nhất định sau thời điểm bị từ chối, nếu để chậm trễ sẽ không còn quyền khiếu nại.
Mọi trường hợp cần hỗ trợ, tư vấn về thủ tục và quy trình khiếu nại khi bị từ chối hoặc hủy thị thực Úc, hãy liên hệ ngay với WEST LIFE IMMIGRATION để được tư vấn cụ thể, tìm hướng giải quyết những khó khăn, vướng mắc trong hồ sơ của bạn. Bộ phận Di trú của chúng tôi sẽ giúp Quý khách tìm ra giải pháp định cư Úc thành công.
Điện thoại: 0911.024.114 | Email:phuong.pham@westlife.vn